6 VIỆC NHÀ TUYỂN DỤNG NÊN LÀM ĐỂ NHÂN VIÊN BỚT ÁP LỰC

Đánh giá post

Có khả năng chịu áp lực công việc là cụm từ phổ biến trong các bản CV xin việc, tuy nhiên thực tế đây lại là một trong những lý do phổ biến khiến nhân viên nghỉ việc. Vậy trên cương vị là nhà tuyển dụng, bằng cách nào để giúp nhân viên vượt qua áp lực công việc để hoàn thành mục tiêu chung một cách xuất sắc.

Cải thiện chế độ, chính sách lương thưởng.

Nghe có vẻ hơi thực dụng nhưng đây lại là cách hiệu quả nhất tại thời điểm nhân viên đang khủng hoảng, nhà tuyển dụng tăng lương hoặc thưởng sẽ giúp nhân viên cảm thấy công sức bỏ ra được đền đáp một cách xứng đáng và sẽ cố gắng hơn nữa trước sự quan tâm và kỳ vọng đó. Cải thiện chính sách lương thưởng cần thực kịp thời chứ đừng chỉ hứa xuông bởi bạn sẽ bị mất niềm tin với cấp dưới.

Thường xuyên nhắc nhở về các mục tiêu

Đề ra các mục tiêu trong công việc là một trong những bí quyết quản trị vô cùng hiệu quả. Khi tập thể cùng hướng về một mục tiêu chung thì nguồn động lực sẽ được lan truyền trong mỗi cá nhân để bản thân họ luôn nỗ lực hết mình. Khi nhân viên cảm thấy quá áp lực với công việc hiện tại. Bạn hãy động viện họ bằng cách nhắc lại các mục tiêu phía trước. Trong một số trường hợp, nếu mục tiêu quá cao thì nhà tuyển dụng cần xem xét để điều chỉnh sao cho nhân viên bớt áp lực.

Xây dựng tinh thần đồng đội và các mục tiêu cũng là cách mà tỷ phú Bill Gate quản lý hàng ngàn nhân sự của mình. Ông từng nói  “Tôi không trả lương cao cho nhân viên, nhưng ai nấy đều thấy khoan khoái vì có cảm giác rằng mình là người đang thay đổi thế giới”.

Đi kèm mục tiêu là những phần thưởng xứng đáng

Khi một tập thể làm việc hướng tới một mục tiêu, nhà tuyển dụng hãy chia mục tiêu lớn đó thành các dấu mốc nhỏ hơn. Khi nhân viên đạt tới từng dấu mốc này hãy dành cho họ những phần thưởng xứng đáng. Điều này giúp nhân viên cảm thấy hào hứng và có động lực hơn trong việc chinh phục các mục tiêu kế tiếp.

Tăng cường các hoạt động giải trí tập thể.

Tổ chức các hoạt động tập thể sau giờ làm và giữa giờ làm việc như tập thể dục, nghe nhạc, tập yoga, hay tập nhảy cũng là cách giúp nhân viên giảm bớt căng thẳng đồng thời phòng tránh được các bệnh văn phòng phổ biến.

Nhà tuyển dụng cũng nên đưa những nhân viên xuất sắc tham gia các hoạt động bên ngoài công việc vào những ngày cuối tuần như du lịch hay các hoạt động từ thiện. Các hoạt động này giúp xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp ngày càng gắn bó đồng thời tăng mức độ trung thành của nhân viên với công ty.

Nâng cao kỹ năng cho từng cá nhân

Tạo cơ hội học hỏi và phát triển bản thân là điều cần thiết giúp nhân viên cảm thấy được trang bị để đối phó với áp lực. Hãy lên kế hoạch và trao đổi với từng cá nhân về kế hoạch đào tạo trong tương lai. Không nhất thiết phải đầu tư các khóa đào tạo tốn kém, hoán đổi nhân sự giữa các vị trí là cách giúp tiết kiệm chi phí đồng thời giúp nâng cao kỹ năng của từng nhân viên.

Luôn động viên và chia sẻ

Lắng nghe và thấu hiểu là điều cần thiết với bất kỳ nhà lãnh đạo nào. Lắng nghe giúp bạn hiểu được tâm tư, nguyện vọng của nhân viên và đưa cho họ những lời động viên, chia sẻ chân thành. Hãy là người đồng hành hỗ trợ chứ đừng làm người chỉ tay sai khiến.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: